Nhà Mái Nhật là gì?
- Nhà mái Nhật hay còn gọi là nhà có mái kiểu Nhật là kiểu mái có xuất phát điểm từ đất nước Nhật Bản. Kiểu mái nhà này thường gồm 2 loại đó là mái ngói dốc và mái ngói bằng bê tông. Do đó nguồn gốc từ Nhật nên mái nhà này cũng mang đặc trưng là có độ bằng cao, ít dốc. Nếu có dốc thì chỉ thoai thoải chứ không có độ dốc nhiều như nhà mái Thái.
- Khi du nhập vào nước ta, các kiến trúc sư đã điều chỉnh về độ dốc để giữ được đường nét chính của kiến trúc. Nhưng vẫn đảm bảo thoát nước mưa tốt trong điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm mưa nhiều của Việt Nam.
Có những kiểu mái Nhật nào?
Nhà Nhật có đặc điểm nổi bật đó là thiết kế đề cao sự đơn giản. Vật liệu để xây dựng khá đa dạng. Thường là các loại: Ngói sóng, ngói vẩy, mái tôn, mái bằng, … Hiện nay đang có 2 kiểu cơ bản đó là:
# Nhà mái ngói dốc
Kiểu mái nhà này có nhiều đặc điểm khá giống với nhà mái Thái. Tuy nhiên, độ dốc vẫn nhỏ hơn nhà mái Thái. Kiểu mái này sẽ gồm các mái nhỏ giao với mái lớn xếp chồng lớp lên nhau. Điều này tạo cảm giác lượn sóng vừa bền vừa có tính thẩm mỹ cao.
# Nhà mái ngói bằng
Đây là một sự phá trong việc tạo dựng hình khối mái nhà của người Nhật Bản. Kiểu mái này được đổ rộng và dài ra bốn góc để tránh để nắng và mưa gió. Nó không chỉ bền bỉ mà còn mang đến nét đẹp tối giản nên được nhiều gia đình lựa chọn.
Ưu – nhược điểm của mái Nhật
Sở dĩ mái Nhật được nhiều gia đình Việt ưa chuộng vì chúng có một số ưu điểm nổi bật như:
# Kiểu dáng độc lạ
Nhìn chung mái kiểu Nhật cũng gần giống như mái nhà kiểu Thái. Tuy nhiên, chỉ khác một điểm cơ bản đó là mái Nhật có độ dốc nhẹ hơn, khoảng <40 độ. Chính thiết ké này đã tạo nên một khuôn mái nhà thanh thoát, cân bằng và đồng đều. Cùng với việc dung hòa giữa hai nền kiến trúc phương Đông và phương Tây. Do đó, kiểu mái nhà này đem đến sự mới lạ, độc đáo, tạo nên điểm nhấn cho tổng thể ngôi nhà.
Đặc biệt, với mái Nhật gia chủ dễ dàng kết hợp với đa dạng phong cách kiến trúc, từ cổ điển, Tân cổ Pháp đến thiết kế nhà ở tầng hiện đại. Khác với mái nhà kiểu Thái thường có phần đỉnh chóp nhọn, mái Nhật nhẹ nhàng hơn. Tạo sự dễ chịu và thu hút người nhìn. Đây cũng là một trong những lý do mà nhiều chủ đầu tư đã lựa chọn hình thức mái nhà này.
# Phù hợp với mọi diện tích không gian
Thêm một ưu điểm nữa đó là mái Nhật có thể phù hợp với mọi không gian, quy mô công trình. Đồng thời vẫn đảm bảo được tính thẩm mỹ và tiện nghi cho không gian sống của các gia đình. Thậm chí, kiểu mái Nhật còn được sử dụng cho những không gian nhà vườn. Sử dụng trong những thiết kế xanh mát, gần gũi với thiên nhiên.
# Có thể sử dụng đa dạng vật liệu
Với mái Nhật gia chủ có thể thoải mái lựa chọn các dạng mái và chất liệu khác nhau để thể hiện cá tính và gu thẩm mỹ của mình. Với loại mái nhà này gia chủ cũng có thể bàn bạc với kiến trúc sư mở rộng hình dáng của mái nhà theo tính cách, gu thẩm mỹ. Hoặc theo nhu cầu sử dụng để tạo sự mới mẻ. Kết hợp cùng với những chất liệu tự chế phá cách hoặc các vật liệu trang trí ngoại thất. Tạo nên sự độc đáo, mới lạ, khác biệt cho mọi công trình.
Nhược điểm
- Dù kiểu mái Nhật được đánh giá là phù hợp với nhiều không gian, nhưng không thích hợp cho những ngôi nhà có thiết kế cầu kỳ.
- Số tiền xây dựng nhà mái này cao hơn so với mái tôn hay mái bê tông cốt thép.